2. Cây bồ công anh
Cây bồ công anh là loài cây thân thảo, mọc đứng, có lá mọc so le dạng răng cưa. Hoa mọc thành cụm trồng để làm cây cảnh trang trí cho sân vườn, khu vui chơi trẻ em hoặc công viên giúp hài hòa với thiên nhiên, môi trường và không gian sống. Lá, hoa, rễ, thân cây của Bồ công anh được sử dụng làm dược liệu trong Đông y: chống loãng xương, đau bụng, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, chống viêm, lở loét, mụn nhọt,… Ngoài ra, có thể dùng chế biến thành các món ăn bổ dưỡng hoặc phơi khô làm trà giúp lợi tiểu, tiêu hóa kém, rối loạn gan, cao huyết áp,…

3. Cây Nguyệt Quế
Cây nguyệt quế thích hợp trồng ở môi trường có khí hậu nhiệt đới. Hiện nay, cây Nguyệt Quế vì có mùi thơm dịu nhẹ, lại có ý nghĩa đem lại may mắn nên dùng làm tiểu cảnh bonsai trưng bày ở trong sân vườn, trong nhà. Ngoài công dụng trang trí tạo cảnh cây còn mang lại nhiều tác dụng như giảm viêm, giảm tích tụ dịch trong xoang khi hít dầu chiết xuất từ lá, ngăn ngừa bệnh tim, điều trị viêm khớp,… Lá Nguyệt quế cung cấp gia vị trong ẩm thực, tạo hương vị cho món hầm, súp và nước sốt, lá khi đốt lên tạo nên một mùi hương rất dễ chịu giảm được áp lực, căng thẳng và làm cho tinh thần luôn minh mẫn, tỉnh táo.

4. Cây dương xỉ
Cây dương xỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống luôn tươi mới phát triển, gia đình sum họp thuận hòa nên thường dùng để trang trí tại phòng khách, bàn làm việc, cạnh cửa sổ, ban công, trước cửa và sân nhà mang lại không gian xanh tươi, mát mẻ giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Có tác dụng làm đẹp, thanh lọc và làm sạch không khí toluene, xylen, Aldehyde formic giảm các bệnh về đường hô hấp. Trong đông y, dương xỉ được chế biến làm thảo dược trị bệnh như chữa lang ben, mỏi gối, đau lưng, tiêu chảy, cầm máu, chữa phong hàn, bong gân,…Ngoài ra, lá Dương xỉ được dùng để trang trí trong nghệ thuật cắm hoa, và còn là nguyên liệu trong một số món ăn quen thuộc.

5. Cây đinh lăng